Moto Z2 Play sở hữu một màn hình hiển thị LCD 5.5 inch với độ phân giải 1080p. Bên trong máy là bộ vi xử lí Snapdragon 626 (nâng cấp từ Snapdragon 625 của thiết bị năm ngoái) với tùy chọn RAM 3 GB hoặc 4 GB. Tùy thuộc vào nhu cầu, bạn có thể chọn cho mình phiên bản với bộ nhớ 32 GB hoặc 64 GB và có thể mở rộng thông qua khe cắm thẻ microSD.
Thiết bị hỗ trợ các kết nối dual-band Wi-Fi 802.11n, Bluetooth 4.2 LE, A-GPS/GLONASS, NFC, cổng USB Type-C và đặc biệt là vẫn giữ cổng âm thanh 3.5mm.
Ở mặt sau của Moto Z2 Play là một máy ảnh 12 MP với chức năng lấy nét tự động lấy nét hai điểm ảnh, khẩu độ f/1.7 và có thể quay video 4K (tương tự như trên Moto G5 Plus). Phía trước thiết bị là một máy ảnh có độ phân giải 5 MP, khẩu độ f/2.2 cùng ống kính góc rộng.
Moto Z2 Play tương thích với tất cả phụ kiện Moto Mods năm ngoái, bao gồm Hasselblad True Zoom, JBL SoundBoost, Mophie Juice Pack, Incipio Offgrid cùng một số phụ kiện mới vừa được giới thiệu kèm theo.
Trong số đó có Moto GamePad – giúp biến thiết bị của bạn thành một máy chơi game cầm tay hoàn chỉnh với bộ điều khiển D-pad. Nó cũng được tích hợp pin 1035mAh. Một phụ kiện Moto Mods khác là Moto TurboPower với pin 3490 mAh và có khả năng sạc nhanh cho Moto Z2 Play.
" alt=""/>Moto Z2 Play chính thức: mỏng, nhẹ và nhiều phụ kiệnTrên một màn hình giữa vô số màn hình thiết lập khác của Facebook, một nơi mà rất ít người từng đặt chân đến, có một danh sách gồm những nơi mà có thể bạn chưa bao giờ nghe tới, nhưng tất cả những nơi đó đều khẳng định là họ biết bạn. Nó là biểu tượng cho những vấn đề bảo vệ dữ liệu mà Facebook đang phải đối mặt sau khi vụ bê bối Cambridge Analytica bị phanh phui, là biểu tượng của sự thật đau lòng là những vấn đề này đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát của Facebook, và cuối cùng là biểu tượng của những giải pháp dễ dàng mà công ty hoàn toàn có thể thực hiện – nếu họ có đủ can đảm.
Danh sách này là tập hợp "các nhà quảng cáo mà bạn từng tương tác". Bạn có thể tìm thấy nó ở trang tùy chọn quảng cáo của mình, bên dưới danh sách các chủ đề được đề xuất bởi thuật toán mà Facebook nghĩ bạn có hứng thú (nếu bạn là người dùng Facebook thường xuyên, những chủ đề này thường khá chính xác, nhưng nếu không, chúng nhiều khả năng sẽ sai một cách khá nực cười).
Một người bình thường chắc chắn sẽ nghĩ rằng: danh sách các nhà quảng cáo mà bạn từng tương tác chắc chắn sẽ có chứa... các nhà quảng cáo mà bạn từng tương tác, phải không? Chỉ đúng một phần thôi. Tab "Nhà quảng cáo có trang web hoặc ứng dụng bạn đã dùng" đúng như tên gọi của nó – nếu bạn từng đăng nhập vào một trang web hoặc một ứng dụng thông qua Facebook, công ty đó sẽ biết bạn là ai và có thể những quảng cáo của mình tới bạn. Điều này cũng tương tự nếu bạn truy cập vào trang web có pixel theo dõi của Facebook ("Người bạn đã ghé thăm"), hay dễ thấy nhất là nếu bạn từng click chuột vào một quảng cáo nào đó trong quá khứ ("Whose ads you've clicked").
Nhưng danh sách lớn nhất có tên "Những nhà quảng cáo đã thêm danh sách liên hệ của họ vào Facebook". Và đối với người viết, đó là một danh sách dài với những công ty bạn chưa từng liên hệ, tương tác hay thậm chí là... biết đến sự tồn tại của nó.
Lời giải thích của Facebook cho danh sách này đơn giản đến không ngờ: "Các nhà quảng cáo này đang chạy quảng cáo bằng danh sách liên hệ họ đã tải lên có bao gồm thông tin liên hệ của bạn. Thông tin này được thu thập bởi các nhà quảng cáo, nhiều khả năng là sau khi bạn chia sẻ địa chỉ email của bạn với họ hoặc với những doanh nghiệp khác mà họ là đối tác"
Các nhà quảng cáo không được phép mua một danh sách địa chỉ email và tải chúng lên, hoặc thu thập chúng từ internet và đăng nhập vào dịch vụ của mình mà không được sự đồng ý của chủ nhân những email đó. Điều đó không những vi phạm các bộ luật bảo vệ dữ liệu của nhiều quốc gia, mà còn đi ngược với điều khoản dịch vụ của Facebook, vốn yêu cầu các nhà quảng cáo "cung cấp những thông báo một cách phù hợp và bảo đảm mọi sự đồng thuận cần thiết từ các chủ thể của dữ liệu".
Thế nhưng, những điều khoản dịch vụ ấy vẫn không thể ngăn cản điều này xảy ra. Những cám dỗ của việc mở rộng quảng cáo, dù chỉ một chút, cũng là quá mạnh mẽ. Những nhà môi giới dữ liệu "mờ ám" sẽ rất vui lòng khi bán cho bạn một danh sách địa chỉ email được thiết lập một cách hoàn hảo cho nhà hàng của bạn để quảng cáo chẳng hạn, và ngay cả khi bạn không muốn mất tiền, bạn chỉ việc... lướt dark web và tải về hàng triệu email trôi nổi ở đó suốt thập kỷ qua.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn hoàn toàn bất lực. Facebook cho phép bạn chọn không tham gia chương trình quảng cáo của những công ty đó nữa, chỉ bằng cách nhấp vào dấu cộng ở góc trang. Tất cả những gì bạn phải làm là dành một chút thời gian để nhấp vào một nút nhỏ 174 lần liên tiếp và bạn sẽ được thoát khỏi "nanh vuốt" của những công ty đó – ít nhất là cho đến khi 174 công ty khác quyết định tải lên thông tin của bạn.
Nói cách khác, Facebook chỉ cho bạn chút "ảo tưởng" về quyền lực của mình. Bạn không thể nói với Facebook rằng đại đa số những công ty trên không thể nào có được email của mình một cách hợp pháp. Bạn không thể "rút lui" khỏi tất cả các trang cùng một lúc, và chắc chắn là bạn sẽ không thể đề nghị Facebook chấm dứt hành động cho phép các công ty định hướng quảng cáo một cách dễ dàng như vậy.
Khi nền tảng chính thức tung ra các chính sách bảo mật mới để tuân thủ Bộ Quy định chung về Bảo vệ Dữ liệu (GDPR) của châu Âu, Facebook đã nhanh chóng "chặn họng" một số nhà quan sát – những người tin rằng để tuân thủ pháp luật, hãng sẽ phải cung cấp tùy chọn để người dùng có thể rút lui khỏi những quảng cáo nhắm mục tiêu một cách hoàn toàn. Thay vào đó, Facebook đã đưa ra một cách tiếp cận "nhẹ nhàng" hơn, cho phép người dùng giới hạn các loại dữ liệu mà nhà quảng cáo có thể nhắm mục tiêu, đồng thời nhấn mạnh rằng việc nhắm mục tiêu ấy thực sự không có gì to tát.
Điều đó có thể đúng. Nhưng liệu sẽ có bao nhiêu người dùng, sau khi nhìn nhận tình trạng của hệ thống quảng cáo nhắm mục tiêu ngày nay, sau khi nhìn các tùy chọn quảng cáo của họ, có thể kết luận rằng Facebook đã làm đúng và mọi thứ đều hoạt động đúng như dự kiến?
" alt=""/>Các công ty bạn chưa từng tương tác có thể đưa bạn “vào tầm ngắm” như thế nào?"Thương hiệu mạnh Việt Nam" là một giải thưởng uy tín trong cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam, thu hút sự tham gia của hàng nghìn doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trên toàn quốc. Năm 2018 là năm thứ 13 chương trình được tổ chức với chủ đề “Kết nối thịnh vượng, tăng trưởng bền vững”. Các doanh nghiệp nhận giải là những doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh, có kế hoạch chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh cả về nhân lực, công nghệ, chất lượng, dịch vụ để chủ động đón những cơ hội và thách thức từ hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.
Để lọt vào Top 10 Thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2017, Tổng công ty Viễn thông MobiFone đã vượt qua những tiêu chí đánh giá chặt chẽ từ các chuyên gia kinh tế hàng đầu như: bảo vệ thương hiệu, chất lượng sản phẩm - dịch vụ, kết quả kinh doanh, năng lực lãnh đạo, quản trị nguồn nhân lực, năng lực đổi mới và tính bền vững, ổn định của doanh nghiệp, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và cam kết bảo vệ môi trường.
Giải thưởng này càng có ý nghĩa khích lệ to lớn với MobiFone khi đặt trong bối cảnh kinh tế cả nước năm 2017 nói chung và thị trường viễn thông - di động nói riêng, với nhiều thách thức: sự sụt giảm doanh thu từ các dịch vụ viễn thông truyền thống như thoại, tin nhắn, mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng quyết liệt. Với MobiFone, còn có thêm khó khăn khi phải tập trung đầu tư cho giai đoạn chuyển đổi công nghệ từ 3G sang 4G, và xa hơn nữa là công nghệ 5G, sẵn sàng những điều kiện cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
" alt=""/>MobiFone đạt danh hiệu Top 10 Thương hiệu mạnh Việt Nam 2017